Thứ 4 Thường Niên A, Tuần 15 - Sự Khiêm Tốn
Khi
Chúa Giêsu nói rằng: vì Cha đã giấu không cho những người hiền triết và khôn
ngoan biết những điều ấy, Ngài không có ý
đả kích các nhà hiền triết, khôn ngoan và Ngài cũng không coi thường việc tìm
hiểu, khám phá thế giới, mà Chúa Giêsu nhắm tới cái tính kiêu ngạo, tự cao tự đại
trong lòng mọi người. Thông thường, những nhà hiền triết và khôn ngoan chẳng
dám nhận mình là người khôn ngoan lỗi lạc. Nếu có là do người đời gọi họ như thế.
Càng hiểu biết nhiều về vũ trụ, cuộc sống con người, người ta càng thấy mình nhỏ
bé, để rồi biết quỳ gối trước quyền năng của Thượng Đế. Cho nên mới có câu danh
ngôn: Tri thức làm người ta khiêm tốn.
Ngu si làm người ta kiêu ngạo. Những người tự nhận mình là khôn ngoan,
thông thái thì đích thật đó là người kiêu ngạo, là người chẳng hiểu biết gì nhiều.
Thế nên, Thiên Chúa sẽ giấu không cho những người kiêu ngạo biết mầu nhiệm nước
trời bởi vì họ không bao giời “quỳ gối” trước Thượng Đế vì những điều kỳ diệu
mà họ khám phá được trong vũ trụ này.
Về
mặt xã hội, đức tính khiêm tốn làm cho mình được người khác yêu mến, dễ gần và
là yếu tố quan trọng để thành công trong cuộc sống. Walter Scott là tiểu thuyết gia lỗi lạc của Scotland đã đề cao sự khiêm tôn như sau: Một cái đầu tỉnh
táo, một trái tim trung thực và một linh hồn khiêm nhường, đó là ba người dẫn
đường tốt nhất qua thời gian và cõi vĩnh hằng. Về đời sống tôn giáo, sự khiêm tốn là cánh cửa mở ra, dẫn người ta đi
vào mầu nhiệm sâu thẳm của Thiên Chúa. Lịch sử của dân Do Thái và của Giáo Hội
luôn cho thấy rằng: Thiên Chúa luôn đến với
những con người khiêm tốn bé nhỏ để làm cho họ trở nên vĩ đại. Họ vĩ đại, bởi
vì thuộc về Thiên Chúa là Chúa trời đất. Họ vĩ đại bởi vì những hiểu biết của họ
là những hiểu biết về Thiên Chúa đem lại cho họ sự sống vĩnh hằng.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét